Lịch sử và phân loại Tiếng_Bình

Nghiên cứu tại Quảng Tây vào thập niên 1950 đã ghi nhận những phương ngôn mà khi đó được gộp vào nhóm Việt (Yue, tiếng Quảng Đông), song khác biệt với các phương ngôn nói tại Quảng Đông. Bình thoại được xác định là một nhóm phương ngữ riêng, tách biệt với Việt ngữ, bởi Viện Khoa học xã hội Trung Quốc vào thập niên 1980[3] và từ đó được nhìn nhận như thế từ đó đến nay.[4]

Vì đã được công nhận là một nhóm phương ngữ riêng, Bình Thoại ngày một được tập trung nghiên cứu. Năm 2008 một báo cáo của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ghi nhận sự tăng lên về số lượng tài liệu nghiên cứu và thẩm tra Bình Thoại, từ 7 trước khi phát hành Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập năm 1987, đến 156 trong thời gian từ đó đến 2004.[5]

Vào thập niên 1980, số người nói được liệt kê là hơn 2 triệu.[6]

Tiếng Bình được chia làm hai phân nhóm:[1]

  • Quế Bắc (Guìběi 桂北) tại bắc Quảng Tây, quanh thành phố Quế Lâm, gần với vùng nói các phương ngữ Quan thoại Tây Nam.
  • Quế Nam (Guìnán 桂南) tại nam Quảng Tây, quanh thành phố Nam Ninh. Những phương ngữ này tạo thành một dãy phương ngữ với các phương ngữ tiếng Quảng Đông tại đây.[7] Yu Jin chia nhóm này thành ba loại:[8]